Nước mắm chắt cá Chuồn Đen (cá Cơm) hộp 3 chai 300ml 35 độ đạm

Mắm chắt cá cơm 35 độ đạm. Chắt lọc hương vị của biển

Thành phần: cá cơm (Thuồn đen), muối ăn

Chỉ tiêu chất lượng: Hàm lượng Nitơ toàn phần ≥ 30g/l

Qui cách đóng gói: hộp 3 chai 300ml

XNCB: số 78/2016/YTHP/XNCB

TCCS: 04/2016

Giá: liên hệ 0912.927.065

Cách chế biến

Cách chế biến nước mắm truyền thống của người Việt là ủ chượp theo phương pháp gài nén. Cá được trộn đều với muối ăn theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 (gọi là chượp) rồi cho vào thùng gỗ lớn, dung tích thường dùng từ 2.5 – 8 m³, rồi rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau 2-4 ngày thì mở nút lù dưới đáy thùng để hứng “nước bổi”. Nội dung trong thùng chượp sau khi ra rút nước bổi sẽ xẹp xuống, nút lù được đóng lại và ủ từ 7-12 tháng. Khi chượp “chín”, nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Phần cốt còn lại được cho nước bổi vào, thêm muối lên men tiếp rồi rút tiếp nước hai, nước ba. Những đợt nước sau nước cốt thì gọi là “nước ngang” và độ đạm giảm dần và phẩm chất càng kém. Nước mắm ngon phải để chượp chín 12 tháng mới rút nước cốt.[4]

Ở một số địa phương miền Bắc, như Cát Hải – Hải Phòng, cách chế biến phổ biến là đánh khuấy, theo đó cá trước khi trộn chượp có thể đập dập, sau thời gian khoảng 3 tháng thì đánh khuấy chượp để tăng tốc độ chín. Phương pháp này rút ngắn thời gian ủ chượp xuống 6-7 tháng, nhưng chỉ cho nước mắm có độ đạm thấp hơn phương pháp truyền thống.

Nước mắm sản xuất tại Việt Nam sang thế kỷ 21 đã công nghệ hóa nên nước bổi, nước cốt do nhà sản xuất cung cấp thường được pha chế thêm để tăng sản lượng trước khi chai đóng chai đem bán.

Nước mắm chắt cá Chuồn Đen (cá Cơm) hộp 3 chai 300ml 35 độ đạm
Nước mắm chắt cá Chuồn Đen (cá Cơm) hộp 3 chai 300ml 35 độ đạm
Sắp xếp: 
8
0912.927.065
Nước mắm Lương Hải